Thị trường cà phê Tháng 02/2019: Cả tháng sụt giảm 400 đồng/kg

Thị trường cà phê Tây Nguyên trong tháng 2/2019 có một tuần dừng giao dịch, nghỉ Tết Nguyên đán đến ngày 08/02 mới hoạt động trở lại. Sau đó, giá cà phê lao dốc mạnh, mất mốc 33.000 đồng/kg và chốt ở mức giá thấp nhất 32.200 – 32.900 đồng/kg.


Trong tuần cuối cùng của tháng 2, giá cà phê Việt Nam tăng nhẹ, cà phê Indonesia ổn định. Tuy vậy, tính trung bình cả tháng 2, giá vẫn giảm 400 đồng/kg. 

Hoạt động giao dịch cà phê ở cả Việt Nam và Indonesia khá trầm lắng, vì nông dân Việt Nam không vội bán hạt cà phê của họ, trong khi vụ mùa mới vẫn còn vài tháng nữa mới tới ở Indonesia.
 
Cà phê robusta Việt Nam xuất khẩu loại 2, với 5% hạt đen và vỡ đang được chào giá trừ lùi 20 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 5 tại London.
 
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm ước đạt 284.000 tấn, giảm 19,6%, tương đương 4,73 triệu bao 60 kg so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu cà phê giảm 26,9% xuống còn 500 triệu USD trong thời gian này. Riêng trong tháng 2, xuất khẩu ước đạt 100.000 tấn và trị giá 175 triệu USD.
 
Trong khi đó, thị trường Indonesia trầm lắng do vụ thu hoạch còn vài tháng nữa mới bắt đầu. Trong tuần cuối tháng 2, mức cộng giá cà phê robusta loại 4, 80 hạt lỗi của Indonesia là 70 - 80 USD so với hợp đồng tháng 5 tại London, tương tự như tuần trước đó do cung và cầu đều yếu.
 
Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), tính chung trong 3 tháng đầu tiên của niên vụ 2018/19 (từ tháng 10/2018 đến tháng tháng 12/2018, tổng khối lượng xuất khẩu cà phê của cả thế giới tăng 8,1% lên 30,91 triệu bao.
 
Trong đó, ba tháng đầu niên vụ 2018/19, Brazil xuất khẩu 11,4 triệu bao. Kết quả này nhờ sản lượng đạt kỉ lục năm 2018 là 61,7 triệu bao. Thêm vào đó, việc đồng real yếu hơn so với đồng USD khiến giá cà phê xuất khẩu của nước này trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới.
 
Ba tháng đầu niên vụ 2018/19, Honduras xuất khẩu cà phê giảm 11% xuống 569.071 bao. Việc thiếu hụt nhân công kèm theo thu hoạch muộn chính là những yếu tố khiến xuất khẩu cà phê của nước này giảm. Honduras chủ yếu xuất khẩu cà phê arabica xanh với tổng khối lượng giảm 2,7% xuống 7,14 triệu bao trong năm 2018. Đức, Bỉ và Mỹ là những thị trường tiêu thụ chủ yếu cà phê của nước này.
 
Tại Ấn Độ, nước này xuất khẩu được 1,06 triệu bao, giảm 28,8% so với cùng giai đoạn của niên vụ 2017/18. Lũ lụt kèm theo sạt lở đất trong tháng 8/2018 đã khiến cây cà phê bị tàn phá nghiêm trọng dẫn tới sản lượng cũng giảm theo. Sản lượng cà phê nước này dự đoán giảm 10,5% xuống 5,2 triệu bao trong niên vụ 2018/19 từ 5,81 triệu bao của niên vụ 2017/18. Đây có thể là niên vụ cà phê thứ hai liên tiếp của Ấn Độ ghi nhận sản lượng giảm.
 
Thu nhập của nông dân trồng cà phê của Rwanda giảm mạnh sau cơn khủng hoảng giá. Trong năm 2018, giá cà phê giảm gần một nửa từ 267 Rwf xuống 190 Rwf.
 
Bà Theopiste Nyiramahoro, Chủ tiếp Liên đoàn Cà phê Rwanda cho biết nông dân không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận thị trường và kêu gọi chính phủ cần có biện pháp ổn định thị trường. Một số nông dân bắt đầu thu hoạch cà phê trong tháng 2 trong khi nhiều nơi khác thu hoạch trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 6.
 
Bà Theopiste Nyiramahoro cho biết giá cà phê vẫn đang rất thấp, tuy nhiên, không còn lựa chọn thay thế nào khác. Người dân chấp nhận điều này.
 
Ông Max Veglio, Giám đốc Công ty Rwacof Exports Limited, cho biết giá cà phê đã giảm trong vòng 3 năm qua. Việc bán cà phê Rwandan với số lượng lớn là một điều khó khăn. Ông Max Veglio cho biết nguồn cung cà phê trên thế giới vượt nhu cầu.
 
Rwanda xuất khẩu 23.000 tấn cà phê trong năm tài chính 2017/18 đem lại 67 triệu USD. Trong niên vụ 2018/19, nước này sản xuất 24.500 tấn và dự kiến đem về 75 triệu USD.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hệ thống 50+ MXH công ty giao dịch hàng hóa Gia Cát Lợi

Thị trường giá nông sản hôm nay 1/3: Giá tiêu tăng, giá cà phê bất ngờ giảm đầu tháng

Phân tích xu hướng Corn ngày 15/03